Bàn về thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp cho vấn nạn hàng giả, hàng nhái

Kiến thức Đăng ngày 15/10/2022 8364 lượt xem

Chuyện hàng giả, hàng nhái đã diễn ra trong cuộc sống của chúng ta rất lâu, thậm chí giờ đây dường như xã hội còn chấp nhận sống chung với nó vậy. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là việc sử dụng hàng tốt hay xấu, chất lượng hay không mà đó còn là lương tâm của người bán hàng, là sự trung thực của những người kinh doanh. Nếu “hàng thật” là những sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng, đã được các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh đăng kí, được đảm bảo qua quá trình kiểm duyệt thì hàng giả, hàng nhái là những hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

Ở Việt Nam, chuyện làm giả làm nhái và ăn cắp bản quyền, dường như đã thành chuyện hàng ngày, đến mức, người ta không cảm thấy xấu hổ gì cả khi làm việc đó. Có lần tôi đi mua tương bần, đã được nhắc trước là mua ở hiệu Bà Già, chỗ đó là ngon nổi tiếng. Thế nhưng, khi đến nơi, thì thấy cả một dãy phố, cửa hiệu nào cũng treo biển Bà Già, hoa hết cả mắt. Cuối cùng, tôi phát hiện ra có một cửa hàng treo biển Bà Già Đừng Nhầm và quyết định rẽ vào. Ở đó, tôi gặp một bà già trông rất đẹp lão, khi được hỏi tại sao cửa hàng của bà treo biển lạ thế, bà nói là vì khi bà treo biển Bà Già, ngay lập tức các nhà khác cũng treo biển Bà Già. Cực chẳng đã, bà treo thêm chữ Đừng Nhầm để phân biệt với những nhà khác. Nhưng mà tôi đồ rằng, một ngày nào đó, cả dãy phố sẽ đầy ắp những biển Bà Già Đừng Nhầm, chẳng khác nào yêu quái đội lốt Tôn Ngộ Không để lừa gạt Đường Tăng. Bao nhiêu cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã phải cay đắng sống chung với lũ, hoặc là thay tên đổi họ, hoặc là rút cục đã bị chèn ép bởi chính những kẻ làm giả, làm nhái, vì không đủ sức để bảo vệ bản quyền của mình. Có người làm thật, mà rút cục không đủ to mồm, không đủ tiền hay không đủ quan hệ, còn bị đổ oan cho là làm nhái. Thực ra, việc làm nhái không những có hại cho người làm thật, mà có hại cho chính người làm nhái nữa. Tôi tin rằng, nếu thực sự đam mê, tìm tòi và đi đến cùng con đường của mình, thì ai rồi cũng có thể tìm ra một cái gì đó riêng, độc đáo, khác biệt, và đều có thể đóng góp một điều gì đó cho cộng đồng. Bởi vì tri thức hay chân lý hay phương pháp hay kĩ thuật hay sản phẩm, là không có giới hạn, dù hàng nghìn người cùng theo đuổi và tìm kiếm đi chăng nữa, cũng không bao giờ có thể hết được. Thế nhưng, quen với việc làm nhái làm giả, người ta dần dần trở nên lười biếng, không chịu đào sâu suy nghĩ, đánh mất đam mê và bản sắc, cuối cùng không bao giờ dám đi đến cùng con đường của mình, vì thế cũng khó có thể tạo nên một cái gì đó thật sự sâu sắc, thật sự chất lượng. Cái gì không thực sự sâu sắc và chất lượng, thì chỉ có thể hấp dẫn người ta lúc ban đầu, lừa bịp người ta trong chốc lát chứ khó có thể phát triển một cách bền vững được. Người làm giả làm nhái, tưởng là có thể đạp lên trên đối thủ, hóa ra lại đang giết chết chính mình.Rồi người sử dụng sản phẩm hoặc tiếp nhận tri thức thì lại càng thiệt hại hơn nữa, như bị lạc vào ma trận, dẫn đến đánh mất niềm tin vào những giá trị chân chính, đánh mất niềm tin vào con người. Đồ dùng đánh mất có thể mua lại, tiền bạc đánh mất có thể kiếm lại, nhưng niềm tin bị mất thì không bao giờ tìm lại được. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta nên chung tay để loại bỏ vấn nạn này, từ các chế tài xử phạt, lương tâm của những người kinh doanh cho đến ý thức của người tiêu dùng. Hãy để xã hội trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn khi không còn tồn tại thực trạng hàng giả, hàng nhái..

Thực trạng hàng giả hàng nhái ở nước ta

Hàng giả có thể do một gia đình, một doanh nghiệp hoặc một số đối tượng liên hiệp sản xuất ra. Có thể dẫn ra vài vụ điển hình như: (1) Vụ buôn bán rượu ngoại giả của “trùm rượu giả” Nguyễn Văn Hữu tại phường 3 – quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh với thủ đoạn là pha rượu lúa mới với nước màu rồi đem trộn với rượu ngoại. (2) Vụ Trần Thị Bạch Linh, chủ doanh nghiệp tư nhân Linh Sâm – Nghệ An, sản xuất rượu ngoại giả với thủ thuật pha chế dùng 50% rượu Brandy pha với 50% rượu ngoại rồi đóng chai, dập nút và dán tem nhập khẩu đưa đi tiêu thụ. (3) Vụ sản xuất phân bón giả quy mô lớn ở huyện Thuận An - Bình Dương, do một số đối tượng liên hiệp tiến hành bằng cách dùng nguyên liệu, cát, muối và bột màu đóng vào bao (loại 50kg), giả nhãn hiệu phân Kali, lân… đưa đi tiêu thụ chủ yếu ở Bình Phước, Đăk nông, Đăk lăk. (4) Vụ Mai Công Nghệ đứng ra tổ chức sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, phòng bệnh giả. Đáng lo ngại là tốc độ công nghiệp hoá quá nhanh đã đẩy nông dân vào việc mất đất hoặc vào cảnh nông nhàn nhiều hơn. Từ đó bọn đầu nậu, thương lái đến lôi kéo đội ngũ này đi làm hàng nhái, hàng giả.

Đáng chú ý là sự xuất hiện nền công nghiệp sản xuất hàng hoá của Trung Quốc. Hầu như trong lĩnh vực nào, trong tất cả các chủng loại hàng hoá từ cao cấp đến rẻ tiền, Trung Quốc đều làm nhái được với mẫu mã, hình thức giống y hàng thật. Theo Cục Sở hữu trí tuệ thì hành vi nhái những nhãn hiệu còn được đưa vào nhái trên cả mặt hàng không liên quan tới nhãn hiệu thật. Như Honda hiện nay đang bị một số doanh nghiệp nhái để đặt tên cho mũ bảo hiểm hoặc cả hàng may mặc, mặt hàng mà hãng Honda không hề kinh doanh.

Nguyên nhân dẫn đến vấn  đề hàng giả, hàng nhái

Nguyên nhân Sở dĩ hàng nhái, hàng giả ngày càng phát triển là do siêu lợi nhuận thúc đẩy, lôi kéo một số đối tượng tham lam vô độ. Một sản phẩm làm giả có thể đưa lại lợi nhuận gấp 5, gấp 10 lần, do đó họ bất chấp lương tri, không hề tính toán gì đến tác hại cho người tiêu dùng và xã hội. Mặt khác, tâm lý chung của người tiêu dùng là thích dùng hàng ngoại, ham rẻ, đó là nhân tố tiếp tay cho hàng nhái, hàng giả có nơi lưu hành thuận lợi. Hơn nữa, người tiêu dùng thường thiếu cảnh giác và ít có thông tin về sản phẩm nên khó biết được sản phẩm thật – giả nếu chưa sử dụng. Song một nguyên nhân hết sức quan trọng, theo nhận định của “chính những người trong cuộc” là do quy định pháp lý về thực thi quyền Sở hữu trí tuệ chưa được thực hiện đầy đủ, nhất là về pháp lý xác định hành vi và quy trình thủ tục pháp lý trong quá trình kiểm tra.

Theo Chi cục Quản lý thị trường, một cái khó nữa là thủ tục về giám định và kết luận vi phạm, hồ sơ khiếu nại và thẩm quyền kiểm tra xử lý. Về giám định, sau khi Cục Sở hữu trí tuệ không còn chức năng giám định mà chỉ có ý kiến chuyên môn khi cơ quan trưng cầu thì khi một vấn đề phát sinh là kết quả giám định do doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan thực thi có được coi là chứng cớ pháp lý hay chỉ là một tài liệu tham khảo. Hồ sơ khiếu nại cũng là vấn đề tranh cãi bởi chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là hồ sơ hợp lý và đầy đủ. Các văn bản hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về vấn đề này cũng chưa thật sự rõ ràng khiến doanh nghiệp cũng không có căn cứ cụ thể để chuẩn bị hồ sơ khiếu nại. Điều này gây không ít khó khăn cho các cơ quan thực thi trong việc thụ lý hồ sơ trước khi đưa ra quyết định kiểm tra. Thẩm quyền kiểm tra, xử lý cũng là vấn đề hết sức bức xúc của lực lượng quản lý thị trường để đảm bảo xử lý nghiêm minh, triệt để, tránh tình trạng kiểm tra xử lý tràn lan, tuỳ tiện gây tác động xấu đến thị trường. Thủ tục hành chính trong thanh tra, kiểm tra rườm rà không hợp lý, có khi chuẩn bị được thủ tục thì đối tượng làm hàng giả đã phi tang, biến mất. Vấn đề giám định cũng không có nguồn kinh phí, phương tiện giám định thiếu, lạc hậu dẫn đến thời gian giám định không đảm bảo vì phải gửi ra nước ngoài thẩm định. Các hành vi xâm phạm làm hàng giả lại quy định chỉ khi nào vượt quá giá trị 30 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự theo luật như hiện nay là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. 

Một số giải pháp chống hàng giả, hàng nhái

Theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy vai trò tham gia của doanh nghiệp – chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong thực thi là rất quan trọng. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đã quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác, phối hợp và hợp tác với các cơ quan pháp luật. Sự liên minh giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa. Doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá của mình, không nên coi việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể trực tiếp gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại với Cục Sở hữu trí tuệ.

Đối với người tiêu dùng, cần giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn là chống lại hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước. Việt Nam hiện nay cần phải thiết lập một cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nhà sản xuất phải bỏ kinh phí để thông báo đến người tiêu dùng phân biệt hàng thật của mình với hàng giả và có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu dùng phát hiện ra hàng nhái, hàng giả. Hơn nữa, cũng nên có một hành lang pháp lý do Hội bảo vệ người tiêu dùng lập ra để bảo vệ người tiêu dùng sau khi mua hàng. Phải hoàn chỉnh hành lang pháp lý về thực thi quyền Sở hữu trí tuệ. Các điều quy định trong Luật phải được hướng dẫn, xử lý cụ thể để cơ quan thực thi tiến hành thoả đáng. Một mặt cần đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, cơ quan có liên quan với bộ phận quản lý thị trường, một mặt tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ đủ năng lực, trình độ cho bộ phận này cũng như tăng cường các phương tiện cần thiết cho việc giám định, kiểm tra để xử lý kịp thời, chính xác. Mức độ xử phạt cũng cần được xem xét lại sao cho có đủ sức răn đe tội phạm. . Do đó cần có luật pháp nghiêm minh với các cơ quan thực thi đủ năng lực, trình độ, lôi cuốn được các doanh nghiệp và mọi người dân tích cực tham gia mới hy vọng đạt được kết .

Bên cạnh đó, việc sử dụng tem chống hàng giả cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro hàng giả, hàng nhái.  Xác thực nguồn gốc hàng hóa là một trong những giải pháp chống hàng giả hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng để chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp. Khách hàng thông qua tem phủ để xác thực hàng thật hàng giả bằng cách nhập số serial hoặc truy vấn xác thực bằng mã QRcode trên các ứng dụng di động hoặc trực tiếp thông qua web.

Không chỉ có tác dụng phân biệt hàng giả và hàng thật mà tem Xác Thực sản phẩm còn có nhiều tính năng thiết thực giúp nhà sản xuất, nhà phân phối tận dụng để mở chiến dịch marketing, theo dõi các sản phẩm lưu hành trên thị trường tại các khu vực nhất định. Khi sử dụng Tem xác thực chính hãng, các sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất càng khẳng định thêm vị thế sản phẩm của mình, khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng tới sản phẩm có đảm bảo nguồn gốc chính hãng.

Tem xác thực sản phẩm luôn có tính bảo mật cao, có thiết kế rõ ràng và sắc nét để khi sản phẩm được lưu hành rộng rãi trên thị trường người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, đảm bảo khả năng không thể sao chép hàng loạt, đặc biệt trên tem luôn thể hiện " Tem xác thực chính hãng".

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng Tem chống hàng giả 1Check vui lòng để lại thông tin tại đây:

Liên hệ:

Công ty Cổ phần Công nghệ 1Tech Việt Nam

Hotline: 0966.057.528

Email: info@1check.vn

Nhiều người xem